Home / Cơ Chế Bệnh Học / Trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu có nên đắp lá hút mủ không?

Trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu có nên đắp lá hút mủ không?

Trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu cần phải được điều trị tích cực nếu không sẽ gây nhiễm trùng, vi khuẩn tấn công vào não, gây biến chứng viêm màng não cực kỳ nguy hiểm.

Tại sao trẻ sơ sinh thường bị mụn nhọt trên đầu?

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở đầu

Theo các chuyên gia y tế trẻ sơ sinh sau khi mới vừa chào đời ở những tuần đầu tiên trên cơ thể bé sẽ có những hormon dư thừa của mẹ được chuyển sang cho bé thông qua sữa mẹ. Chính các hormon dư thừa này đã kích thích tuyến dầu của trẻ phát triển thành một bã nhờn. Các bã nhờn này sẽ bịt kín các lỗ chân lông, khiến cho mồ hôi không thoát hết ra ngoài được, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và hình thành nên mụn nhọt.

Trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu
Trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu

Hơn nữa da đầu lại là vị trí có chứa rất nhiều tuyến mồ hôi, có chứa nhiều lỗ chân lông hơn so với các vùng da khác. Khi mồ hôi tiết ra nhiều khiến tóc bết lại dễ hút bụi bẩn và vi khuẩn. Do đó mụn sẽ dễ mọc hơn và mọc nhiều hơn, nhất là ở các bé trai thì mụn thường mọc nhiều hơn ở bé gái. Ngoài vùng da đầu mụn nhọt còn mọc nhiều ở các vị trí khác như da mặt, cổ, chân tay, mông hoặc đôi khi là toàn thân.

Bài viết liên quan:

Mẹo chữa mụn nhọt sưng tấy ở trẻ

Những sai lầm khi điều trị mụn nhọt ở đầu trẻ em

Nguyên nhân mụn nước ở tay trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu:

– Mới đầu vùng da đầu đột ngột xuất hiện các vết sưng hay mụn li ti có màu hơi đỏ hoặc hồng, có đường kính tầm 1-2 cm đồng thời vùng xung quanh có thể sưng lên và đỏ.

– Sau đó vài ngày vết sưng phát triển lớn hơn và gây đau đớn, có mủ bên trong, kích cỡ có thể to nhỏ khác nhau, mụn mọc riêng lẻ hoặc từng mảng với nhau.

– Nếu để lâu mụn mủ này phát triển một đầu trắng, vỡ ra mủ hoặc nước, nếu mụn nhỏ thì không để lại sẹo nhưng nhọt lớn có thể để lại một vết sẹo.

Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra chủ quan khi trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu, thậm chí còn nghĩ rằng đó là do trẻ nóng trong người phát ra nên sẽ tự khỏi, không cần điều trị. Tuy nhiên lúc này do sức đề kháng tốt nên vi khuẩn chỉ khu trú bên trong mụn, còn nếu mẹ không chú ý chăm sóc và vệ sinh tốt cộng thêm sức đề kháng của trẻ kém thì vi khuẩn có thể tấn công vào máu gây nhiễm trùng huyết, thậm chí tấn công vào não gây viêm màng não.

Hình ảnh mụn mủ ở trẻ
Hình ảnh mụn mủ ở trẻ

Tìm hiểu thêm: Mụn nhọt bị vỡ phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu có nên đắp lá hút mủ không?

Để giúp con mau hết mụn mủ mà nhiều mẹ đã dùng bài thuốc đó là dùng các loại lá (như lá khoai lang, lá mồng tơi, lá diếp cá, lá nha đam, lá ớt, lá sống đời, lá sen tươi, lá chua me đất, lá cây mua bà…) đem giã nát rồi đắp lên mủ nhằm mục đích hút mủ bên trong mụn, giúp tiêu mụn nhọt và loại bỏ mụn mủ nhanh.

Phương pháp này được lưu truyền từ dân gian để lại và được nhiều người tin dùng cho kết quả tốt. Tuy nhiên với trường hợp bị mụn mủ trên đầu ở trẻ thì mẹ nên cẩn thận khi dùng bởi thực tế cơ địa của mỗi trẻ là khác nhau, da đầu bé cũng rất mỏng nên không phải trường hợp nào cũng có thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Đồng thời cũng cần phải chọn đúng loại lá sạch, không có chứa thuốc trừ sâu và hoá chất.

Đặc biệt với những trường hợp mà mụn to, số lượng quá nhiều, mụn bị vỡ hoặc loét thì mẹ không nên dùng bởi sẽ càng gây nhiễm trùng cho trẻ. Mà một khi da đầu bị nhiễm trùng sẽ gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra nếu như trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu mà kèm theo sốt thì cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế để được bác sỹ da liễu thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Đăng bởi: http://benhmunnhot.com/

DMCA.com Protection Status