Home / Cơ Chế Bệnh Học / Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở cổ

Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở cổ

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở cổ khiến bé cảm thấy khó chịu, nhất là mỗi khi bé cử động cổ hay ngoáy cổ sẽ thấy khó chịu, nếu không cẩn thận sẽ gây vỡ mụn rồi dẫn tới nhiễm trùng.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở cổ?

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở cổ
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở cổ

Mụn có thể mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể của trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do da của trẻ cực kỳ nhạy cảm lại rất mỏng manh, độ mỏng của da bé chỉ bằng 1/5 so với da của người lớn.

Thêm vào đó tuyến nang lông trên da trẻ đang học cách tiết mồ hôi, mồ hôi tiết ra nhiều nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây ra mụn.

Trong đó trẻ bị mọc mụn ở cổ hơn so với các vị trí khác là do ở trẻ sơ sinh sau khi vừa chào đời thường rất đầy đặn nên có rất nhiều nếp nhăn, nếp gấp cổ (mẹ có thể quan sát và thấy rõ nếp gấp đó).

Chính vì có nhiều nếp gấp nên mồ hôi tiết ra nhiều dễ bị tích tụ trong nếp gấp, nếu mẹ không chú ý lau rửa sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, là nguyên nhân khiến trẻ mọc mụn và thường hay bị rôm sảy ở cổ.

Thêm vào đó khi bú sữa mẹ hoặc là ăn sữa công thức ngoài thì sữa sẽ dễ bị chảy xuống cổ, sữa bám vào các nếp gấp của cổ rồi tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm da tại đây. Hơn nữa vùng da cổ cũng hay bị mồ hôi ở mặt chảy xuống nên lúc nào cũng tiềm ẩn nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập nên dễ mọc mụn hơn nhiều so với vùng da khác.

Các mụn mủ này có thể là do rôm sảy, hăm, do nóng trong người hoặc là do côn trùng cắn. Số lượng mụn có thể nhiều hoặc ít, mọc riêng lẻ hoặc thành từng mảng tuỳ thuộc vào tình trạng ở mỗi trẻ.

Nếu kéo dài các mụn mủ này có thể vỡ ra, gây nhiễm trùng, bé cảm thấy khó chịu vì ngứa và đau, bỏ bú, quấy khóc, chậm lớn…

>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh nổi mụn nhọt mẹ nên ăn gì

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở cổ:

Để giúp con mau chóng hết mụn ở cổ thì mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

– Dùng nước ấm để lau và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho bé, nhất là ở vùng da cổ, như vậy sẽ giúp làm sạch da, đồng thời giúp lỗ chân lông tại đây được thông thoáng, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, giúp mụn sớm hết.

– Khi tắm rửa cần lau nhẹ nhàng không để vỡ hay xước mụn bởi vùng da cổ khó vệ sinh hơn vị trí khác. Sau khi tắm xong thì lấy khăn bông mềm thấm khô người và cổ cho con.

– Đảm bảo giữ cho vùng da cổ của bé luôn được khô thoáng, sạch sẽ, đặt bé ở những nơi thoáng đãng và mát mẻ, phòng ngủ lưu thông khí tốt để tránh tiết mồ hôi.

– Cho bé mặc quần áo rộng rãi, mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt như bằng chất liệu vải cotton. Không ủ con quá kỹ hoặc mặc quần áo quá dày gây bí bách.

– Khi trẻ mọc mụn ở cổ mẹ chú ý không để làm rơi rớt sữa vào cổ khi cho con bú, cứ 2-3 tiếng nên dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng cổ cho con một lần.

– Tuyệt đối không tự ý bôi bất cứ loại thuốc nào cho con, thuốc chỉ sử dụng trong trường hợp được bác sỹ da liễu chỉ định và hướng dẫn cách dùng sau khi khám.

– Không để trẻ cào, chạm hay gãi và các mụn mủ này. Cắt móng tay cho con sạch sẽ.

– Ngoài ra mẹ cũng cần ăn các thực phẩm có tính mát, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước và bổ sung vitamin C để tạo ra dòng sữa chất lượng, giúp con tăng sức đề kháng để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

>>> Tìm hiểu thêm: Bé nổi mụn nước ở chân và tay

DMCA.com Protection Status