Home / Cơ Chế Bệnh Học / Nguyên nhân bé bị nổi mụn nước ở chân, tay và cách khắc phục

Nguyên nhân bé bị nổi mụn nước ở chân, tay và cách khắc phục

Bé bị nổi mụn nước ở chân tay không chỉ gây ảnh hưởng tới chính bản thân trẻ mà còn khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và cách khắc phục hiện tượng đó ra sao thì không phải mẹ nào cũng biết.

Theo các chuyên gia làn da của trẻ nhỏ rất mỏng và nhạy cảm, vì thế thường dễ bị dị ứng và mắc các bệnh ngoài da, điển hình như tình trạng nổi các mụn nước trên da. Các mụn này có thể mọc riêng lẻ hoặc là mọc thành từng cụm, mọc ở bất cứ vị trí nào bao gồm như chân, tay, miệng hoặc toàn thân.

Bên trong của mụn chính là các chất lỏng trong suốt, có màu vàng nhạt, thậm chí còn có mủ hoặc máu bên trong. Đồng thời khi nổi mụn nước thì bé thường ngứa ngáy, nóng rát hoặc đau, trẻ thường quấy khóc, bỏ ăn, bỏ uống..

Bé bị nổi mụn nước ở chân
Bé bị nổi mụn nước ở chân

Bé bị nổi mụn nước ở chân có thể do viêm da cơ địa gây ngứa ngáy khó chịu cho bé
Bé bị nổi mụn nước ở chân có thể do viêm da cơ địa gây ngứa ngáy khó chịu cho bé

>>> Xem thêm: Cách trị mụn nhọt ở mặt cho trẻ an toàn và hiệu quả

Nguyên nhân trẻ bị mụn nước ở chân và tay:

1, Em bé bị nổi mụn nước do rôm sảy

Đây là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thường xảy ra do tuyến mồ hôi bị đè ép và bít kín không thoát ra bên ngoài được, dễ bắt gặp nhất là khi thời tiết nóng bức. Các mẹ sẽ thấy trên vùng chân, bắp tay, lưng của bé xuất hiện nhiều mụn nước, đó là các hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, kèm theo có nước.

2, Trẻ bị mụn nước ở tay, chân do chàm sữa

Chàm sữa rất hay gặp ở trẻ nhỏ hoặc các bé sơ sinh trong 2 năm đầu đời. Trẻ bị chàm sữa thường là do cơ địa dị ứng hoặc yếu tố dị ứng gây ra. Nếu bị nổi mụn nước do chàm sữa thì mẹ sẽ thấy ở chân, tay, 2 bên má của bé mọc những mụn nước li ti, rồi ửng đỏ, nứt da và chảy nước.

3, Trẻ em bị nổi mụn nước do bị viêm da

Viêm da tiếp xúc là tình trạng xảy ra khi da của bé tiếp xúc với các chất kích thích từ môi trường bên ngoài, điển hình như thời tiết, lông chó mèo, phấn hoa, ánh sáng, các loại hóa chất, kim loại nặng hoặc cũng có thể do cọ xát quần áo mà ra.

>>> Tìm hiểu thêm: Cảnh giác khi trẻ nổi nhiều mụn nhọt trên đầu

Cách khắc phục tình trạng trẻ em bị nổi mụn nước ở chân, tay:

– Đầu tiên cha mẹ cần chú ý tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho bé bằng nước ấm. Theo đó mẹ dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau nhẹ ngày lên da trẻ nổi mụn hoặc có thể cho chây tay bé ngâm trong nước ấm tầm 15 phút sẽ giúp làm sạch da, giúp da sạch sẽ, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn từ bên ngoài vào.

– Bạn có thể cho con tắm với các loại nước lá như lá kinh giới, lá trà xanh, lá khế… nhưng phải đảm bảo rửa thật sạch các loại lá này trước khi đun nước nóng, để nguội và tắm cho con. Các loại nước này có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt nên giúp tổn thương sớm lành. Tuy nhiên khi tắm thì cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm sẽ làm vỡ các mụn nước.

– Cắt móng tay cho bé sạch sẽ, không cho trẻ cào vào các mụn nước bởi như vậy sẽ dễ gây nhiễm trùng vết thương hoặc là làm lây lan tổn thương sang các vùng xung quanh.

– Dưỡng ẩm cho vùng da nổi mụn nước bằng dầu dừa hoặc các loại dưỡng ẩm được làm bằng các thành phần tự nhiên.

– Khi bé bị nổi mụn nước ở chân tay thì cha mẹ cũng nên lưu ý khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc bởi có thể gây thêm tác dụng phụ, bệnh nặng hơn.

– Cho bé mặc quần áo thoáng mát, tốt nhất nên chọn chất vải cotton vừa mềm mịn lại thấm hút mồ hôi tốt nên sẽ không gây cọ xát vào các mụn nước.

– Không cho bé tiếp xúc với chó, mèo, phấn hoa, chất bẩn, kể cả thú nhồi bông.

– Ngoài ra nếu như tình trạng nổi mụn nước không thuyên giảm thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Đăng bởi: http://benhmunnhot.com/

DMCA.com Protection Status