Home / Cơ Chế Bệnh Học / Cho trẻ thực hiện tiểu phẫu mụn nhọt trong trường hợp nào?

Cho trẻ thực hiện tiểu phẫu mụn nhọt trong trường hợp nào?

Tiểu phẫu mụn nhọt là một trong các phương pháp điều trị ngoại khoa giúp chữa mụn nhọt nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, thời điểm nào nên áp dụng tiểu phẫu để đảm bảo an toàn cho trẻ là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ.

Theo các chuyên gia, hiện tượng nổi mụn nhọt ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là rất phổ biến, thậm chí có trẻ bị nhiều lần. Mụn nhọt này có nhiều kích thước khác nhau, mọc ở nhiều vị trí nhưng thường tập trung ở đầu, mặt, mông, lưng hoặc chân tay…Ở trẻ do cấu tạo da mỏng và rất nhạy cảm nên dễ bị mọc mụn hơn so với người lớn, đặc biệt do sức đề kháng của trẻ còn kém nên nếu không chăm sóc, điều trị tốt sẽ dễ gây nhiễm trùng, biến chứng.

ĐỌC THÊM:

Xử lý khi trẻ bị vỡ mụn nhọt

Cách nặn mụn nhọt an toàn

Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

Tiểu phẫu mụn nhọt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tiểu phẫu mụn nhọt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cho trẻ thực hiện tiểu phẫu mụn nhọt trong trường hợp nào?

Tiểu phẫu mụn nhọt được hiểu một cách đơn giản đó là tiểu phẫu nhỏ, bác sỹ sẽ dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để rạch và hút lấy mủ ra ngoài.

Toàn bộ quá trình hút trích mủ sẽ do đích thân bác sỹ tiến hành thực hiện, máy móc thiết bị vô trùng, phòng thủ thuật vô trùng nhằm tránh gây nhiễm trùng vết thương trong và sau tiểu phẫu.

Tuyệt đối không được tiểu phẫu mụn nhọt tại nhà sẽ rất nguy hiểm
Tuyệt đối không được tiểu phẫu mụn nhọt tại nhà sẽ rất nguy hiểm

Tuy nhiên tiểu phẫu mụn nhọt được các bác sỹ khuyến cáo chỉ nên áp dụng đối với những trẻ bị mụn nhọt ở mức độ nghiêm trọng, vết thương đã bị nhiễm trùng. Cụ thể khi nhọt quá to, gây sưng đau, trẻ đau nhức, phát sốt, bỏ ăn uống, quấy khóc liên tục chứng tỏ là nhọt đã nhiễm trùng nên cần phải tiến hành tiểu phẫu để hút mủ nhanh.

Nếu như không hút mủ kịp thời thì vi khuẩn có thể tấn công vào máu gây nhiễm trùng máu, đe doạ trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Còn đối với những trường hợp trẻ mọc mụn mủ số lượng ít, mụn chưa gây nhiều phiền phức thì cha mẹ không nên đưa con đi hút mủ ngay. Bởi đa phần các mụn này sẽ có thể tự khỏi sau 1-2 tuần nếu mẹ biết cách chăm sóc và vệ sinh. Cụ thể khi thấy con bị mụn mủ thì mẹ cần chú ý:

+ Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ thân thể, nhất là vùng da bị mụn của bé hàng ngày với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch da.

+ Giữ cho vùng da bé luôn được khô thoáng, mặc quần áo rộng rãi giúp thấm hút mồ hôi tốt, đảm bảo không gian sống của bé sạch sẽ, thoáng mát.

+ Quần áo của trẻ phải thường xuyên thay và giặt giũ sạch sẽ, chăn ga gối đệm giường chiếu giặt sạch để tránh vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương.

+ Đồng thời cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp trên nhưng bệnh tình không có biến chuyển, mụn nhọt mọc to và nhiều hơn, gây sưng đau và sốt cho trẻ hoặc là mủ chảy nhiều mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được bác sỹ trích mủ kịp thời.

Một số lưu ý sau khi thực hiện tiểu phẫu mụn nhọt cho trẻ:

– Bạn cần vệ sinh sạch sẽ vết thương cho con đúng như bác sỹ hướng dẫn, vệ sinh bằng dung dịch cồn sát khuẩn, lấy gạc băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng, sau khi thay băng cần vứt bỏ ngay vào thùng rác.

– Cần tránh cho vết thương tiếp xúc với nước hoặc bất cứ dung dịch nào, đặc biệt là sữa tắm hoặc các loại nước lá tắm thì không nên dùng lúc này để giúp vết thương khô dần.

– Có thể bác sỹ sẽ kê thêm thuốc uống chống viêm cho bé, vì thế mẹ cần cho con uống đủ liều lượng, đủ thuốc.

– Cho trẻ ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ mau hồi phục. Cho bé uống nhiều nước và bổ sung vitamin C sẽ càng tốt hơn.

– Nên hạn chế cho trẻ đi lại nhiều, tốt nhất nên nghỉ ngơi tại chỗ để tránh gây ảnh hưởng tới vết thương sau tiểu phẫu.

Đăng bởi: http://benhmunnhot.com

DMCA.com Protection Status