Home / Cơ Chế Bệnh Học / Hướng dẫn mẹ cách trị mụn nhọt ở háng của trẻ nhỏ

Hướng dẫn mẹ cách trị mụn nhọt ở háng của trẻ nhỏ

Trẻ mọc mụn nhọt ở háng do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới, tuy nhiên dù do nguyên nhân nào gây ra mẹ cũng cần chú ý tìm được cách trị mụn nhọt ở háng cho trẻ đúng phương pháp để không ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

Mụn bọc ở háng
Mụn bọc ở háng

Nguyên nhân và cách nhận biết mụn nhọt ở háng của trẻ:

Sở dĩ trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dễ bị mọc mụn nhọt ở háng là do các nguyên nhân sau:

– Do cha mẹ không chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng háng cho bé, bởi háng là nơi ít được tiếp xúc với không khí bên ngoài, bề mặt da bí bách cộng thêm thường xuyên phải tiếp xúc với nước tiểu nên rất dễ bị viêm nhiễm rồi tạo thành mụn nhọt.

– Do bé bị viêm nang lông: vùng da háng rất dễ bị viêm nhiễm, làm phát sinh các nốt mụn ngứa mọc rải rác rồi phát triển thành mụn nhọt.

– Do bé bị rôm sảy nhưng cha mẹ không chú ý điều trị nên đã dẫn tới mụn nhọt

– Ngoài ra trẻ mọc mụn nhọt ở háng còn có thể do trẻ nóng trong người, do dị ứng với loại sữa tắm đang dùng hoặc do loại tã bỉm đang dùng chất lượng kém gây viêm da…

Trẻ mọc mụn nhọt ở háng thường có những triệu chứng điển hình đó là: Lúc ban đầu đó chỉ là các mụn rất nhỏ có màu đỏ, chúng thường mọc riêng lẻ.

Sau đó mụn sẽ lớn dần, liên kết với nhau thành từng mảng, bên trong mụn có chứa mủ hay nước hoặc thậm chí là máu. Mụn này vừa gây ngứa, vừa khiến trẻ bị đau nhức, dễ vỡ và chảy mủ khi va chạm mạnh. Nếu để lâu mụn nhọt này sẽ gây nhiễm trùng khiến trẻ bị sốt và đau đớn.

Hướng dẫn mẹ cách trị mụn nhọt ở háng của trẻ nhỏ:

So với những vị trí khác thì điều trị mụn nhọt ở háng của trẻ sẽ khó khăn hơn rất nhiều, nhất là ở trẻ sơ sinh. Bởi vùng háng sẽ phải tiếp xúc nhiều với nước tiểu, lại luôn bí bách do đóng bỉm hoặc mặc quần, vì thế mẹ cần phải hết sức cẩn thận và kiên trì trong điều trị.

Theo đó để con sớm hết mụn nhọt ở háng thì mẹ cần:

– Vệ sinh sạch sẽ thân thể cho con hàng ngày, nhất là vùng háng cho bé bằng nước ấm pha với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Đây là sản phẩm chuyên dụng, hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Kiên trì dùng cho bé sau 3-5 ngày tình trạng hăm sẽ biến mất hoàn toàn.

– Thay bỉm và lau rửa sạch sẽ vùng kín và háng cho con mỗi lần con đi ngoài.

– Cho bé mặc quần rộng rãi và thoáng mát, chất liệu mềm mịn và thấm hút mồ hôi tốt. Nếu vào thời tiết mùa hè mẹ cũng nên hạn chế đóng bỉm cho con cho tới khi hết mụn.

– Kiểm tra xem chất lượng tã bỉm bạn đang dùng cho con có đảm bảo tốt không, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng không bởi biết đâu thủ phạm gây mụn ở con chính là do tã.

– Không tự ý mua thuốc về bôi vào mụn cho bé khi chưa được sự chỉ định của bác sỹ.

Ngoài ra mẹ cũng có thể tham khảo một số cách trị mụn nhọt ở háng bằng việc tắm lá, tuy nhiên tắm lá chỉ áp dụng khi mụn nhọt còn nhỏ, chưa bị vỡ và sưng to, cụ thể:

+ Tắm cho bé bằng lá khế: Lá khế không chỉ giúp bé hết ngứa mà còn giúp nhanh hết mụn, vì thế mẹ có thể lấy lá khế nấu nước, pha ra chậu rồi cho con tắm hàng ngày.

+ Tắm lá kinh giới: Lá kinh giới là một loại thảo dược có khả năng chữa mụn nhọt và ngứa hiệu quả, an toàn cho da bé nên mẹ có thể yên tâm sử dụng.

+ Tắm lá trà xanh, sài đất bằng cách rửa sạch, cho vào nồi nấu rồi pha ra cho con tắm.

Lời khuyên: Nếu như các cách trị mụn nhọt ở háng trên mà không thấy mụn xẹp đi, càng phát triển to dần, sưng đau, khiến trẻ phát sốt thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ để khám và có hướng điều trị tốt nhất. Đăng bởi: http://benhmunnhot.com/

DMCA.com Protection Status