Mụn nhọt ở trẻ vốn đã ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt khi trẻ bị vỡ mụn nhọt mà cha mẹ không biết cách xử lý đúng đắn sẽ dễ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sức khoẻ và thậm chí là cả tính mạng của bé.
Nhận biết nguyên nhân và giai đoạn của mụn nhọt
Mụn nhọt được hiểu một cách đơn giản là khối viêm cấp tính do vi khuẩn gây ra, thường gặp nhất là do liên cầu, tụ cầu. Loại vi khuẩn này sẽ tấn công da làm hình thành mụn có khối trắng ở giữa, tức là có mủ.
Tuy nhiên do trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có cơ địa nhạy cảm, da mỏng manh và nhất là sức đề kháng kém, thường tiết ra nhiều mồ hôi, vì vậy mà tụ cầu và liên cầu có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, làm hoại tử lỗ chân lông, từ đó hình thành nên mụn nhọt.
Lúc mới đầu mụn nhọt này chỉ là các nốt đỏ nhỏ nổi trên da rồi lan rộng dần, vùng da quanh mụn thường nóng, sưng đỏ và đau. Sau đó trên nốt đỏ sẽ xuất hiện các đốm vàng, mụn nhọt sẽ càng phát triển to dần nếu không được vệ sinh tốt, thậm chí chúng có thể to như quả chanh hay quả trứng, bên trong có chứa mủ.
Bệnh mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của bé như đầu, mặt, chân, tay, háng, mông, ngực…
>>> Xem thêm: Cách chữa mụn nhọt sưng to ở trẻ
Hướng dẫn cha mẹ cách xử lý chính xác khi mụn nhọt bị vỡ:
Mụn nhọt bị vỡ do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do va chạm mạnh tới mụn gây vỡ hoặc là do mụn quá to, quá nhiều mủ bên trong nên tới lúc tự vỡ ra. Tuy nhiên dù là vì lý do gì thì lúc này bạn cũng cần xử lý sao cho thật cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
Nếu không xử lý thì vi trùng gây nhọt dễ tấn công máu gây nhiễm trùng huyết, gây sốt cao, ảnh hưởng đến tính mạng của em bé. Theo đó mẹ cần:
– Đầu tiên, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng các loại xà phòng khử vi khuẩn, lau khô tay rồi tiến hành nặn mủ cho bé. Không nặn mủ hoặc sờ vào mụn nhọt đang vỡ khi tay bạn chưa vệ sinh hoặc đang có chất bẩn.
– Nặn mủ một cách nhẹ nhàng để bé không bị đau, mẹ dùng tay ấn nhẹ từ từ ở mọi phía xung quanh mụn để tránh bị sẹo lõm. Không nặn quá mạnh hay ấn sâu bởi dễ gây đau và bầm tín khiến trẻ khó chịu.
– Dùng bông băng y tế để thấm các vết máu và mủ được nặn ra, mủ ra đến đâu thì dùng băng thấm đến đó, mẹ nhớ phải nặn hết cả mủ và máu ra ngoài.
– Sau khi nặn mụn xong mẹ lấy nước muối sinh lý thấm vào bông y tế để vệ sinh sạch sẽ vùng mụn cho bé, đặc biệt là xung quanh nhọt, chú ý không trà trực tiếp lên miệng nhọt bởi sẽ khiến cho làn da bị tổn thương.
– Vệ sinh xong thì mẹ dùng gạc y tế để băng lại vết thương, tránh nhiễm trùng.
– Đồng thời cần cho con nằm nghỉ ngơi một chỗ, không nên đi lại hoặc di chuyển nhiều để tránh ảnh hưởng tới vết thương vừa nặn mủ xong.
– Ngoài ra mẹ có thể mua thêm cồn để vệ sinh vùng mủ cho con mỗi ngày, thay băng gạc đều đặn, vệ sinh đều đặn để giúp tổn thương mau lành.
– Đợi khi đầu mụn nhọt mà bắt đầu se lại, lành lại thì mẹ có thể dùng bột nghệ hay nghệ tươi đắp lên đó để giúp vết thương nhanh lành và không để lại sẹo.
Nhiều mẹ sợ hãi khi thấy mụn nhọt bị vỡ, nếu bạn không dám chắc có thể xử lý tốt thì cần băng vết thương lại rồi đưa con tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các nhân viên y tế trích mủ và vệ sinh một cách tốt nhất. Không nặn mủ bừa bãi, nhất là với mủ mà mọc trên đầu hoặc mặt mà không cẩn thận còn dễ gây méo mặt, nhiễm trùng não, cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng của bé.
>>> Tìm hiểu thêm: Da mặt trẻ nổi nhiều mụn như rôm
6 comments
Pingback: Tư vấn cách nặn mụn nhọt an toàn và hiệu quả ở trẻ
Pingback: Có nên dùng miếng dán mụn nhọt cho trẻ không?
Pingback: 11 điều bạn nên biết về mụn nhọt ở trẻ em
Pingback: Trẻ bị nóng nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không? Cách xử lý nhanh gọn nhất
Pingback: Cho trẻ thực hiện tiểu phẫu mụn nhọt trong trường hợp nào?
Pingback: Làm cách nào để chữa dứt điểm mụn nhọt ở trẻ