Trẻ mọc mụn nước ở tay gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ của bé. Vậy thì nguyên nhân mụn nước ở tay trẻ là do đâu? Có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?.
Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng còn kém, đặc biệt làn da của bé rất mỏng manh, chỉ mỏng bằng 1/5 so với da người lớn, da nhạy cảm nên rất dễ mắc các bệnh ngoài da, điển hình là hiện tượng mọc mụn nước mọc ở tay.
Tuy nhiên muốn điều trị khỏi mụn nước ở tay cho bé thì trước tiên cha mẹ cần phải nắm rõ xem nguyên nhân khiến bé bị như vậy là do thì thì mới chữa trị hiệu quả được.
Nguyên nhân mụn nước ở tay trẻ do đâu?
* Do trẻ thường ra nhiều mồ hôi tay
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ dễ mọc mụn nước ở tay vào mùa hè. Bởi đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thì tuyến mồ hôi thường tiết ra nhiều, thân nhiệt tăng cao, đặc biệt tuyến mồ hôi ở tay lại tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài được khiến tay bé lúc nào cũng ướt, tạo điều kiện hình thành nên các mụn nước.
>>> Xem thêm: Cách trị mụn nước ở chân cho trẻ hiệu quả
* Do trẻ bị viêm da tiếp xúc
Đây là một trong những dạng viêm da xảy ra do da tay của bé tiếp xúc trực tiếp với một số kích thích từ môi trường bên ngoài như thuốc, hóa chất, các kim loại nặng, sơn, cao su… khiến cho vùng da tay của bé nổi các mụn nước.
* Do trẻ bị bệnh zona thần kinh
Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị zona thần kinh đó là mới đầu sẽ là mọc các nốt ban đỏ nhưng sau đó phát triển thành mụn nước, các mụn nước này có thể mọc riêng lẻ hoặc thành đám kiểu như chùm nho khiến trẻ bị nóng rát và ngứa ngáy.
Các mụn nước có thể xuất hiện dọc theo dây thần kinh hoặc mọc ở tay, chân rồi lan toả tới nhiều vị trí khác.
* Nguyên nhân mụn nước ở tay do trẻ bị bệnh chân tay miệng
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng của người bệnh.
Trẻ bị bệnh chân tay miệng thường có triệu chứng nổi mụn ở tay, chân, miệng và mông, tuy nhiên các mụn này không gây ngứa nên khiến nhiều người chủ quan.
Sau một thời gian các mụn nước này sẽ vỡ ra, đóng vảy rồi biến mất. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng khác như sốt, đau đầu, mệt mỏi và biếng ăn.
* Do mắc bệnh do virus Herpus Simplex gây ra
Bệnh do virus Herpes Simplex gây ra thường có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các nốt mụn nước, mụn rộp ở miệng, họng, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Ngoài ra mụn nước cũng có thể mọc ở các bộ phận trên cơ thể như tay, chân… của trẻ.
* Do trẻ bị chốc lở
Đọc thêm: Cách trị mụn nhọt ở mặt cho trẻ
>>> Cách trị mụn nước ở tay trẻ hiệu quả
Hiện có nhiều loại chốc lở khác nhau, nếu như trẻ bị mụn nước ở tay thì có thể do chốc lở bọng nước (Bullous impetigo) gây ra. Nguyên nhân gây chốc là do trẻ bị lây nhiễm hoặc do tiếp xúc lâu với đồ vật nào đó như khăn tắm, đồ chơi, bị động vật cắn…
Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là nổi mụn nước ở tay, bên trong mụn có chứa đầy dịch vàng, mụn dễ vỡ để lại lớp vỏ màu vàng gây ngứa và sưng bạch huyết.
Như vậy có thể thấy rằng nguyên nhân mụn nước ở tay trẻ rất đa dạng, do vậy để chắc chắn con bị mụn nước ở tay do đâu thì mẹ cần phải đưa con tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh, dựa vào đó mà đưa ra được phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất, giúp bé sớm hết mụn.
Ngoài ra các mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ thân thể hàng ngày cho con, đảm bảo không gian sống của bé luôn thoáng mát.
Đặc biệt mẹ không được tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh cho con khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ bên cạnh đó mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của bé.
Đăng bởi: http://benhmunnhot.com/
5 comments
Pingback: Trẻ sơ sinh bị mụn mủ ở đầu có nên đắp lá hút mủ không?
Pingback: Da mặt trẻ nổi nhiều mụn như rôm là bị làm sao?
Pingback: Trẻ có nguy cơ mắc bệnh gì khi bị nổi mụn nước
Pingback: Cách chữa mụn nhọt nhanh nhất cho trẻ tại nhà
Pingback: Khi nào nên đưa trẻ bị mụn nhọt đi bệnh viện?