Nặn mụn nhọt là thao tác không hề đơn giản, bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng dễ gây nhiễm trùng và thậm chí là đe doạ trực tiếp tới tính mạng của trẻ, khiến trẻ tử vong. Vì vậy mẹ cần tham khảo bài viết dưới đây để biết cách nặn mụn nhọt ở trẻ sao cho an toàn và hiệu quả tối ưu, tránh nguy cơ viêm nhiễm, bảo vệ sức khoẻ con yêu tốt nhất có thể.
Theo các chuyên gia, thủ phạm chính khiến trẻ nổi mụn nhọt là do vi khuẩn, thường gặp nhất là tụ cầu vàng. Mới đầu các mụn nhọt này chỉ là mụn nhỏ đỏ nhưng sau đó phát triển dần, bên trong mụn có chứa mủ, dần dần hình thành đầu nhọt, khi mụn to sẽ tức ra rồi vỡ. Lúc này cần tiến hành nặn trích mủ hết ra ngoài để tránh nhiễm trùng và giúp các tổn thương nhanh lành. Tuy nhiên việc nặn mủ đòi hỏi phải cẩn thận, khéo léo và đúng cách, nếu không sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Tư vấn cách nặn mụn nhọt an toàn và hiệu quả ở trẻ:
– Trước khi nặn nhọt thì mẹ cần phải phân biệt được đó là loại mụn gì?
Bài viết hữu ích: Cách trị mụn bọc nhanh nhất ở trẻ
Đây là điều vô cùng quan trọng khi mẹ có ý định tự nặn mụn nhọt tại nhà cho con. Mẹ cần quan sát kỹ xem đó là mụn trứng cá, mụn nhọt hay mụn đinh râu (mụn đầu đinh). Với mụn đầu đinh thì cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý nặn tại nhà bởi nếu không may nặn sai cách có thể gây nhiễm trùng, viêm da, nhiễm trùng máu. Tốt nhất là chỉ nên dùng cồn y tế sát trùng nhẹ vùng mụn, rồi chờ tới khi mụn chín thì cho con tới các cơ sở y tế để nặn mụn. Còn nếu mụn chưa chín mà có biểu hiện nhiễm trùng thì cũng cần cho bé đi khám để được điều trị hiệu quả, tránh biến chứng.
– Đối với mụn nhọt mọc ở mặt hoặc ở đầu của trẻ mẹ không nên tự ý nặn tại nhà. Bởi nếu không may nặn sai cách, chỉ cần sơ suất nhỏ sẽ gây nhiễm trùng máu. Bởi ở da mặt và đầu có nhiều mạch máu cũng như dây thần kinh, nếu không may nhiễm trùng có thể khiến trẻ bị tử vong nhanh hơn. Đặc biệt nhiễm trùng còn lan sâu vào màng não và gây ra các biến chứng viêm màng não, áp xe não cực kỳ nguy hiểm.
Xem thêm:
– Nếu mẹ tự nặn mụn tại nhà thì cần đảo bảo các yêu cầu sau:
+ Chỉ nặn mụn nhọt khi mụn chín hoặc khi mụn không may vỡ ra.
+ Chuẩn bị sẵn đầy đủ cồn vệ sinh, bông, gạc băng.
+ Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng rồi mới nặn nhọt để tránh gây nhiễm trùng.
+ Đặt bé ở tư thế thoải mái nhất, sao cho thuận tiện cho việc nặn mủ.
+ Mẹ nặn một cách từ từ, nhẹ nhàng để tránh gây đau cho trẻ.
+ Dùng tay ấn nhẹ xung quanh mụn nhọt từ các phía, ấn đều, nặn hết cả mủ lẫn máu.
+ Mủ ra tới đâu thì dùng bông thấm và lau sạch tới đó, tránh vương vãi hoặc là rớt ra các vùng da khác bởi dễ gây lây lan mủ.
+ Sau khi nặn mụn nhọt xong dùng cồn hay nước muối sinh lý rửa sạch vùng da vừa nặn, không trà mạnh trực tiếp lên miệng vết thương.
+ Dùng bông và gạc băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng, sau đó chú ý vệ sinh và thay bông băng thường xuyên giúp vết thương nhanh lành.
Tuy nhiên cách nặn mụn nhọt tại nhà trên đây thường ẩn chứa rất nhiều nguy hại, nhất là với trẻ nhỏ và những mụn mọc trên đầu hoặc mặt. Do đó để đảm bảo an toàn thì đợi khi mụn chín, mẹ nên đưa con tới gặp bác sỹ để được chích mủ một cách an toàn và đúng kỹ thuật, đảm bảo vô trùng. Đồng thời còn được xử lý thêm bằng kháng sinh nên sẽ giúp cho tổn thương nhanh chóng lành hơn, tránh biến chứng.
Lưu ý: sau khi nặn mụn nhọt xong cha mẹ chỉ cần vệ sinh vết thương cho con hàng với nước muối sinh lý hoặc cồn. Tuyệt đối không cho bé tắm lá hoặc đắp bất cứ lá gì bởi như vậy sẽ dễ gây nhiễm trùng, dẫn tới nhiều hậu hoạ khôn lường khác.
Đăng bởi: http://benhmunnhot.com/
3 comments
Pingback: 11 điều bạn nên biết về mụn nhọt ở trẻ em
Pingback: Cách trị mụn nhọt ở mặt cho trẻ an toàn và hiệu quả
Pingback: Cho trẻ thực hiện tiểu phẫu mụn nhọt trong trường hợp nào?