Da cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhạy cảm nên rất dễ mọc mụn ở bất cứ vị trí nào, trong đó thường thấy nhất là trẻ bị mụn nhọt ở lưng.
Theo các chuyên gia y tế bệnh mụn nhọt có sự khác biệt và nguy hiểm hơn so với những mụn thông thường. Bởi lúc này bên trong mụn có chứa mủ, mụn thường do vi khuẩn tấn công tạo thành. Lúc mới đầu thì mụn nhọt chỉ là các nốt đỏ nhỏ li ti nhưng dần dần phát triển, tạo mủ ở trong, có khi to bằng cả quả trứng.
Khi hệ miễn dịch của bé mà suy yếu cộng thêm việc vệ sinh kém thì vi khuẩn từ nhọt này có thể tấn công vào máu, gây nhiễm trùng máu, trẻ đau đớn và sốt cao, cực kỳ nguy hiểm.
Nguyên nhân trẻ bị mụn nhọt ở lưng:
– Do ở lưng có nhiều tuyến mồ hôi mà trẻ nhỏ lại thường hay tiết mồ hôi, nếu thoát không hết sẽ gây ứ đọng tại lỗ chân lông, từ đó làm hình thành nên mụn.
– Do trẻ bị rôm sảy, hăm, mẩn ngứa, dị ứng, bệnh chàm sữa… nhưng cha mẹ không chú ý vệ sinh và điều trị, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập rồi gây mụn nhọt.
– Do bé mặc quần áo dày khó thấm hút mồ hôi, nhất là với trẻ sơ sinh thường hay được ủ kín, mồ hôi không thoát ra ngoài được nên rất dễ bị mụn.
– Do nóng trong người: nếu chế độ ăn không hợp lý, ăn quá nhiều đồ cay nóng, cộng thêm chức năng thải độc của gan và thận ở trẻ chưa hoàn thiện nên dễ gây nóng trong, là lý do dẫn tới mọc các mụn nhọt trên cơ thể, trong đó có vùng lưng.
– Ngoài ra nếu mẹ không chú ý tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho con, không thay quần áo hoặc vệ sinh chăn ga gối đệm thường xuyên sẽ rất dễ khiến trẻ bị mụn nhọt ở lưng.
>>> Xem thêm: Trị mụn nhọt bằng lá táo
Cách điều trị mụn nhọt ở lưng cho trẻ:
Khi thấy con mọc nhiều mụn nhọt ở lưng thì mẹ cần bình tĩnh và thực hiện các bước sau:
– Tắm rửa sạch sẽ cơ thể cho con mỗi ngày với nước ấm hoặc là dùng loại sữa tắm dịu nhẹ chuyên dùng cho trẻ nhỏ, khi tắm cần nhẹ nhàng kỳ sạch ở vùng lưng để giúp làm sạch và mát vùng da nổi mụn, giúp mụn sớm xẹp.
– Cần cho bé mặc áo rộng rãi, chất vải mềm mịn để không cọ xát với các mụn nhọt đồng thời chất vải phải thấm được mồ hôi tốt, tốt nhất đó là chất vải cotton.
– Mẹ cần thay quần áo hàng ngày cho con, giặt giũ sạch sẽ chăn ga gối đệm, ít nhất thay 2 lần 1 tuần để tránh vi khuẩn tấn công mụn.
– Có thể cho con nằm nghiêng sang một bên khi ngủ hoặc kể cả khi nằm chơi nhằm tránh cọ xát vào mụn sẽ gây vỡ mụn nhọt.
– Đối với trẻ sơ sinh mẹ không nên ủ quá kín, nhất là mùa hè bởi thân nhiệt bé rất cao, đôi khi người lớn thấy lạnh nhưng trẻ thì không. Còn với trẻ lớn hơn thì nên hạn chế cho trẻ vận động để tránh tiết mồ hôi.
– Cho bé ăn nhiều đồ mát và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho bé.
– Ngoài ra khi trẻ bị mụn nhọt ở lưng mẹ có thể áp dụng các cách sau để con sớm hết:
+ Cách 1: dùng lá nha đam, rửa sạch, bỏ vỏ bên ngoài, lột lấy phần thịt bên trong rồi đắp vào vùng lưng bị mụn nhọt của con sẽ rất nhanh xẹp nhọt lại vừa an toàn.
+ Cách 2: mẹ lấy tinh bột nghệ trộn với ít nước thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên nhọt cho bé. Cách này rất an toàn, giúp làm lành nhanh tổn thương mà không để lại sẹo.
+ Cách 3: mẹ dùng mật ong nguyên chất thoa lên vùng lưng bị mụn nhọt của con, để tầm 30 phút thì rửa sạch lại sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm và tiêu nhọt sớm.
Lưu ý: nếu như trẻ bị mụn nhọt ở lưng mà có dấu hiệu sưng to, trẻ đau đớn, quấy khóc liên tục kèm theo sốt thì tốt nhất mẹ nên cho con tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, hút mủ sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đăng bởi: http://benhmunnhot.com/
2 comments
Pingback: Bệnh zona ở trẻ em ảnh hưởng như thế nào?
Pingback: Có nên dùng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt cho trẻ không?