Mụn nhọt có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của trẻ, tuy nhiên nếu không may trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu thì mẹ cần phải hết sức cảnh giác bởi nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, bao gồm cả thể chất lẫn tinh thần.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dễ bị nổi mụn nhọt trên đầu là do trên da đầu có nhiều lỗ chân lông, nhiều tuyến tiết mồ hôi và bã nhờn. Vì thế nếu mẹ không chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày, nhất là vào thời tiết mùa hè nắng nóng thì da đầu sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập rồi gây ra mụn nhọt. Ngoài ra nếu trẻ bị rôm sảy hay mẩn ngứa mà mẹ không chú ý xử lý tốt cũng sẽ dễ phát triển thành mụn nhọt.
Cảnh giác khi trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu:
Nếu trẻ không may xuất hiện mụn nhọt trên đầu mà mẹ không xử lý tốt có thể khiến con gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau:
– Dễ gây nhiễm trùng máu: Đây được xem là biến chứng vô cùng nguy hiểm do mụn nhọt gây ra. Nhiễm trùng máu thường xảy ra khi sức đề kháng của trẻ suy giảm, vi khuẩn bên trong nhọt sẽ tấn công vào máu gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, trong đó điển hình là làm suy đa phủ tạng, gây sốc nhiễm khuẩn và rất dễ khiến trẻ tử vong.
– Dẫn tới viêm mủ màng phổi hoặc là viêm phổi do tụ cầu: tụ cầu từ mụn nhọt sẽ tấn công vào trong phủ tạng và làm tổn thương phổi của trẻ, lúc này phổi sẽ tiết ra nhiều dịch và tạo nhiều bóng khí, khi bong khí vỡ ra sẽ khiến trẻ bị khó thở, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
– Dẫn tới viêm màng não mủ: nếu trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu thì vi khuẩn dễ dàng tấn công hệ thần kinh của trẻ dẫn đến nhiễm trùng nặng nề ở màng ngoài bao bọc não và tuỷ sống. Bệnh này có thể khiến trẻ bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
– Dẫn tới mủ màng tim: Một khi vi khuẩn có cơ hội phát triển thì chúng sẽ hoành hành cực kỳ nhanh, khiến cho tim bị chèn ép, tim không co bóp được nên gây thiếu máu nuôi tim, dễ hình thành mủ màng tim. Đồng thời một khi bị thiếu máu thì các bộ phận khác như gan hoặc não bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Xem thêm: Cách trị mụn mủ sưng đỏ đơn giản
Phải làm gì khi trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu?
– Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đầu cũng như thân thể cho bé hàng ngày với nước ấm, chú ý khi lau cần nhẹ nhàng để tránh gây đau cũng như để nhọt không bị vỡ. Sau khi tắm xong cần dùng khăn bông mềm để thấm khô da đầu cho bé.
– Tuyệt đối không được sử dụng các loại xà phòng, dầu gội đầu có chứa hoá chất tắm cho bé bởi như vậy sẽ rất dễ gây kích ứng da dầu và gây nhiễm trùng.
– Không dùng các bài thuốc dân gian tắm lá, gội đầu với nước lá hoặc đắp lá lên vùng nhọt bởi như vậy nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao. Thay vào đó, cha mẹ nên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm kích ứng.
– Đảm bảo môi trường sống của bé luôn được sạch sẽ, thoáng mát, giặt giũ quần áo và thay chăn ga gối đệm thường xuyên cho bé.
– Cắt ngắn móng tay cho trẻ, không để trẻ dùng tay sờ hoặc gãi lên đầu bởi như vậy sẽ dễ khiến trẻ cào xước vỡ mụn rồi gây viêm nhiễm.
– Trong khẩu phần ăn hàng ngày của con mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng để giúp bé tăng cường sức đề kháng. Trong đó ưu tiên bổ sung thực phẩm có tính mát, vitamin C, rau xanh và trái cây để hỗ trợ giúp mụn nhọt nhanh xẹp.
Ngoài ra nếu mẹ đã áp dụng tất cả các cách trên mà tình trạng nổi mụn nhọt trên đầu không thuyên giảm, mụn có xu hướng sưng to và khiến trẻ đau nhức, thậm chí bị sốt mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được tiến hành thăm khám và chữa trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng do mụn nhọt gây ra.
Tổng hợp bởi: http://benhmunnhot.com/
4 comments
Pingback: Hướng dẫn chi tiết cách trị mụn bọc tại nhà hiệu quả nhanh bất ngờ
Pingback: Nguyên nhân bé bị nổi mụn nước ở chân, tay
Pingback: Cách trị mụn mủ sưng đỏ cho trẻ đơn giản tại nhà
Pingback: Mẹ nên ăn uống gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nhọt? benhmunnhot.com