Mẹ nên biết rằng, làn da của trẻ không chỉ mỏng manh mà còn rất nhạy cảm, do đó khi có ý định chữa mụn cho con thì mẹ nên ưu tiên lựa chọn các cách trị mụn đơn giản mà an toàn từ thiên nhiên để không làm hại da và sức khoẻ của bé.
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường rất dễ mọc mụn trên da. Đặc biệt lúc này các tuyến nang lông cũng như tuyến bã nhờn trên da bé đang học cách bài tiết nên thường tiết ra rất nhiều mồ hôi, nếu cha mẹ không chú ý vệ sinh tốt sẽ dễ dàng tạo cơ hội cho vi khuẩn hoành hành và gây mụn. Ngoài ra trẻ cũng rất dễ dị ứng với các tác nhân bên ngoài nên dễ hình thành mụn.
Mụn có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên toàn cơ thể của bé, thường gặp nhất là ở những nơi có nhiều tuyến mồ hôi như da đầu, mặt, chân, tay, nách, lưng, ngực, bẹn, mông… Mụn cần phải chữa sớm, nếu không sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công rồi gây nhiễm trùng.
Đọc thêm:
Cách trị mụn nhọt ở mặt cho bé
Cách trị mụn đơn giản cho trẻ từ thiên nhiên:
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên khi bé mọc mụn thì mẹ không nên lạm dụng thuốc bôi bởi sẽ dễ gây nhờn thuốc và tác dụng phụ không tốt. Do đó cần lựa chọn các giải pháp từ thiên nhiên vừa hiệu quả mà lại rất an toàn cho bé. Cụ thể như:
* Trị mụn hiệu quả bằng mật ong
Mật ong được đánh giá cao trong chữa trị mụn bởi nó có chứa nhiều vitamin và axit amino giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và làm sạch lỗ chân lông, qua đó giúp loại bỏ các nốt mụn nhanh chóng. Tuy nhiên bạn cần phải lựa chọn loại mật ong nguyên chất, không pha tạp mới có hiệu quả.
Theo đó để trị mụn cho bé, mẹ chỉ cần dùng 2 thìa mật ong thoa đều lên vùng da bị mụn của trẻ, để nguyên tầm 20 phút sau rồi rửa sạch lại với nước mát. Hoặc mẹ cũng có thể trộn mật ong với vài giọt nước cốt chanh tươi, trộn đều rồi đắp lên vùng mụn để tăng hiệu quả. Thực hiện đều đặn mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
>>> Xem thêm: Trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì?
* Cách trị mụn đơn giản bằng rau diếp cá
Như các mẹ đã biết rau riếp cá không chỉ dùng để ăn hàng ngày mà còn dùng để chữa bệnh, trong đó có thể chữa được mụn ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Nguyên nhân là do trong rau diếp cá có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, sát trùng và làm lành vết thương tốt, giúp chữa các vết thương ngoài da, nhất là trị mụn hiệu quả.
Vì thế để con sớm hết mụn, mỗi lần mẹ chỉ cần dùng 1 nắm rau riếp cá đem rửa sạch cho vào máy xay nhuyễn, lọc bỏ bã rau và lấy nước cốt thoa lên vùng da bị mụn của trẻ. Để nguyên như vậy tới khi nào nước diếp cá khô thì rửa sạch lại với nước mát là có hiệu quả.
* Cách trị mụn đơn giản bằng dầu dừa
Dầu dừa rất an toàn và lành với làn da của cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, vì thế mẹ có thể yên tâm dùng dầu dừa để trị mụn cho con. Bởi dầu dừa có chứa nhiều axit lauric và capric giúp chống viêm, giảm sưng hiệu quả. Đồng thời các axit này còn giúp cân bằng bài tiết bã nhờn trên da trẻ, giúp thải bã nhờn, ngăn ngừa sự phát triển của mụn.
Do đó, khi con mọc mụn trên da, mẹ chỉ cần dùng dầu dừa đem thoa lên vùng da bị mụn, để nguyên khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước mát. Mẹ cần kiên trì thực hiện để cho hiệu quả trị mụn nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Chữa kê cho trẻ sơ sinh an toàn
* Trị mụn hiệu quả bằng tỏi
Tỏi có chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do- nguyên nhân làm tăng sự phát triển của mụn. Do đó các mẹ có thể dùng tỏi để trị mụn cho con. Theo đó mẹ lấy
Vì thế người ta tỏi để làm đẹp, đặc biệt là trị mụn tại nhà.2-3 nhánh tỏi đem nghiền nát rồi trộn với 1 ít nước lọc, chắt lấy nước cốt thoa lên những nốt mụn. Để 15- 20 phút, sau rồi rửa sạch với nước mát là con sẽ sớm hết mụn.
* Trị mụn bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng
Khi trẻ bị mụn nghĩa là da trẻ đã bị viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Vì vậy, muốn điều trị mụn trước tiên cần kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa. Hiện nay Bột tắm trẻ em Nhân Hưng là sản phẩm đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên, giúp đem lại hiệu quả điều trị mụn nhọt chỉ sau 3-5 ngày.
Trong trường hợp đã áp dụng những cách trên nhưng mụn nhọt ở trẻ không hết, cha mẹ cần đưa con tới khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2 comments
Pingback: Bé bị nhọt khám ở đâu mẹ biết hay chưa?
Pingback: Tự nặn mụn nhọt có nguy hiểm không?