Mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể trẻ, tuy nhiên mặt vẫn là vị trí gây nên nhiều nguy hiểm cho trẻ nếu không kịp thời áp dụng cách trị mụn nhọt ở mặt cho trẻ an toàn, hiệu quả.
Theo các chuyên gia, da mặt là vùng da nhạy cảm, có nhiều tuyến bã nhờn hơn so với các vùng da khác nên rất dễ mọc mụn. Không những thế mụn nhọt lại nguy hiểm hơn so với mụn thông thường bởi khi trẻ mọc mụn nhọt tức là bên trong mụn có chứa mủ và có chứa vi khuẩn.
Khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu cộng thêm việc cha mẹ không chú ý vệ sinh tốt thì vi khuẩn sẽ tấn công vào máu gây nhiễm trùng máu. Nghiêm trọng hơn vi khuẩn có thể lây lan tấn công não và gây ra các bệnh viêm màng não, áp xe não ở trẻ.
Mụn nhọt thường mọc ở các vị trí như trán, xung quanh cánh mũi, 2 bên gò má, dưới cằm khiến trẻ đau nhức, thường xuyên quấy khóc. Mụn có xu hướng to dần, sưng đỏ rồi vỡ mủ, thậm chí có nhọt có thể to như quả chanh.
Đọc thêm:
Cách trị mụn nhọt ở mặt cho trẻ an toàn và hiệu quả:
* Cách trị mụn nhọt ở mặt cho trẻ khi mụn còn nhỏ
Khi mụn còn nhỏ thì mẹ có thể áp dụng các cách sau để con sớm hết mụn, cụ thể:
+ Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt bị mụn nhọt cho con hàng ngày bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để kháng khuẩn, chống viêm và giúp làm sạch bề mặt da, tránh nguy cơ nhiễm trùng. Mẹ chú ý lau rửa nhẹ nhàng để không bị vỡ mủ, sau đó dùng khăn bông mềm thấm khô.
+ Để giúp con nhanh hết mụn thì mẹ có thể áp dụng các mẹo như: dùng gell nha đam, cà chua hoặc dưa chuột thái lát đem đắp lên vùng mụn nhọt của trẻ. Đây đều là các thảo dược, thực phẩm cực kỳ an toàn giúp làm dịu da, làm mát da, đồng thời giúp tổn thương viêm trên da nhanh lành, không sợ gây kích ứng da bé.
Ngoài ra mẹ cũng có thể xoa mật ong hoặc đắp bột nghệ lên vùng da mụn cho bé sẽ rất nhanh hết mụn nhọt.
+ Không để cho trẻ sờ hay dùng tay gãi lên mụn để tránh vỡ mụn hoặc gây viêm nhiễm. Đồng thời cần cắt móng tay cho bé để tránh cào xước mụn.
+ Cho trẻ ăn các thực phẩm có tính mát, giàu dinh dưỡng, nhất là rau xanh và trái cây tươi, bổ sung vitamin và nước sẽ giúp tăng cường sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng, giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn trong nhọt.
+ Đảm bảo môi trường sống và nhất là chỗ nằm của bé được trong lành, mát mẻ, thoáng đãng, sạch sẽ. Quần áo và chăn ga gối đệm của bé cần giặt giũ thường xuyên. Cho con mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để hạn chế tiết mồ hôi.
+ Không được phép tự ý dùng thuốc bôi khi chưa được chỉ định của bác sỹ chuyên khoa bởi nếu dùng thuốc bôi không may dính vào mắt và mũi của trẻ sẽ rất nguy hiểm.
* Cách trị mụn nhọt ở mặt cho trẻ khi mụn sưng to và vỡ
Nếu như sau 1-2 tuần mà bệnh mụn nhọt không có dấu hiệu thuyên giảm, càng sưng to hơn, trẻ thường xuyên quấy khóc vì đau nhức kèm theo cả sốt cao và bỏ bú thì mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ chuyên khoa da liễu để thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi rất có thể đó là mụn nhọt đầu đinh cực độc nên trẻ cần được hút mủ sớm để tránh nhiễm trùng vào trong.
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý nặn mủ tại nhà cho con bởi vì mụn nhọt ở mặt cực kỳ nguy hiểm, việc tự ý nặn sẽ rất dễ nhiễm trùng vào trong gây ra biến chứng, đồng thời việc tự nặn cũng không thể nặn hết mủ và mụn sẽ tiếp tục phát triển sau đó.
Khi đi khám, mẹ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn mà bác sỹ đề ra, với trường hợp phải dùng thuốc mẹ cho con dùng đúng thuốc, đúng cách và đủ liều, vệ sinh sạch sẽ vết thương cho con để bé sớm bình phục.
3 comments
Pingback: Nguyên nhân bé bị nổi mụn nước ở chân, tay
Pingback: Cách trị mụn đơn giản cho trẻ từ thiên nhiên
Pingback: Nguyên nhân mụn nước ở tay trẻ do đâu? và có biểu hiện gì?