Da trẻ rất mỏng và nhạy cảm nên thường dễ mọc mụn hơn so với người lớn, đặc biệt là ở trán. Việc hiểu rõ tại sao trán trẻ nổi nhiều mụn nhỏ sẽ giúp công cuộc trị bệnh trở nên dễ dàng hơn.
Nguyên nhân trán nổi nhiều mụn nhỏ:
Các chuyên gia cho rằng nếu trẻ thường bị mọc mụn nhỏ ở trán chủ yếu là do bé bị rôm sảy. Khi bị rôm sảy trán trẻ thường mọc nhiều mụn li ti, ban đầu là các mụn nước nhỏ màu hồng dưới da rồi dần dần lan rộng tới các vùng khác trên cơ thể. Đặc biệt khi mụn rôm sảy phát triển thành mụn nước sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy, có mủ trắng ở trong.
Sở dĩ trẻ mọc rôm sảy ở trán là do:
– Do tuyến bài tiết mồ hôi của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện và học cách bài tiết nên thường tiết ra mồ hôi nhiều hơn so với người lớn, đặc biệt do tuyến mồ hôi không bài tiết hết được lượng mồ hôi này, gây tích tụ trên bề mặt da là nguyên nhân gây mụn.
>>> Xem thêm: Bé bị mụn nhọt khám ở đâu
– Do nhiệt độ môi trường tăng cao, thời tiết nắng nóng, oi bức khiến cơ thể của trẻ tiết nhiều mồ hôi để giảm nhiệt. Nhưng do lượng mồ hôi tiết ra quá nhiều mà không được làm khô nên gây bí tắc các lỗ chân lông hình thành nên bệnh rôm sảy ở trán.
– Do trẻ chạy nhạy, nô đùa nhiều làm toát mồ hôi nên cũng dễ mọc mụn.
– Do trẻ bị sốt cao hoặc nằm trong lồng ấp làm tắc nghẽn các ống tuyến mồ hôi.
– Ngoài ra do thân nhiệt của bé lúc nào cũng cao hơn so với người lớn nên dễ tiết mồ hôi, nóng trong người, khiến cho mụn vẫn có thể mọc ở trán kể cả là khi thời tiết mát mẻ.
Ngoài ra trán nổi nhiều mụn nhỏ cũng có thể là do bé bị nổi hạt kê, chàm sữa, do nóng trong người. Ngoài vị trí trán thì các mụn này còn mọc ở nhiều vị trí khác nữa trên cơ thể như mặt, cổ, ngực, chân tay, mông, bẹn, lưng hoặc mọc toàn thân.
Hình ảnh kê sữa
Trán trẻ nổi nhiều mụn nhỏ phải làm sao?
Thực ra các mụn này sẽ sớm biến mất nếu mẹ chú ý các cách sau đây:
– Tắm rửa sạch sẽ cho bé, nhất là vùng trán cần lau sạch hàng ngày với nước ấm hay là nước đun sôi để nguội nhằm làm sạch da, ngăn không cho vi khuẩn tấn công.
– Khi lau hay tắm cho bé mẹ cần nhẹ nhàng để tránh gây trầy xước các mụn này.
– Đảm bảo cho bé ở những nơi thoáng đãng, mát mẻ, không khí trong lành, giữ cơ thể bé luôn được khô thoáng, tránh tiết mồ hôi.
– Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
– Có thể cho bé tắm với các nước lá như lá khế, lá trà xanh, lá sài đất, lá kinh giới… sẽ giúp sát khuẩn và giúp nhanh lành mụn hơn.
– Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là nguồn vitamin C để giúp tăng cường sức đề kháng cho bé sớm bình phục.
– Đối với bé sơ sinh thì mẹ không nên ủ quá kín, đối với trẻ lớn hơn thì mẹ không nên bế ra ngoài trời nắng hoặc nơi nóng bức để tránh tiết mồ hôi.
Một số cách giúp trị mụn rôm sảy ở trán cho trẻ như:
+ Dùng nha đam bỏ sạch vỏ bên ngoài, lấy lớp gel nha đam bên trong đắp lên vùng trán cho bé, mỗi ngày thực hiện 1 lần. Do nha đam có khả năng kháng viêm và giúp làm dịu mát vùng da nên chắc chắn sẽ giúp các mụn mẩn ngứa nhanh hết.
+ Dùng dưa chuột: cũng giống nha đam, dưa chuột không chỉ mát mà còn giúp kháng khuẩn tốt, vì thế mẹ có thể thái lát dưa chuột rồi đắp lên trán cho con sẽ sớm hết mụn.
+ Dùng hỗn hợp nha đam và dưa chuột nghiền nhỏ đắp lên vùng trán bị rôm sảy tầm 10-15 phút mỗi ngày là các nốt mụn và sần đỏ ở trán sẽ dịu bớt và dần biến mất.
Lưu ý: trán trẻ nổi nhiều mụn nhỏ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác, nếu như mẹ đã áp dụng tất cả các cách trên mà không có hiệu quả, đồng thời mụn mọc nhiều hơn khiến bé khó chịu thì cần cho bé đi khám để được điều trị tốt nhất.
Đăng bởi: benhmunnhot.com
3 comments
Pingback: Có nên dùng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt cho trẻ không?
Pingback: Bệnh zona ở trẻ em ảnh hưởng như thế nào?
Pingback: Tại sao mụn nhọt ở trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều?