Trẻ bị mụn nhọt ở mông cần phải điều trị sớm nếu không mụn to ra sẽ dễ vỡ gây nhiễm trùng, thậm chí là nhiễm trùng huyết đe doạ tới tính mạng của bé. Tuy nhiên khi trẻ bị mụn ở mông bôi thuốc gì cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Theo các chuyên gia y tế mông là vùng da rất dễ bị Bệnh mụn nhọt bởi khu vực này rất ít được tiếp xúc với không khí bên ngoài, nhất là trẻ thường xuyên đóng bỉm nên da vùng mông rất bí bách, không được thông thoáng. Cộng thêm da mông lại thường tiếp xúc với phân và nước tiểu của bé nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, từ đó tạo thành mụn, mẩn ngứa, rôm sảy, hăm tã rồi phát triển thành nhọt.
Mụn nhọt có thể mọc một hoặc nhiều cái, chúng mọc riêng lẻ hoặc từng chùm với nhiều kích cỡ khác nhau, có thể là to như hạt chanh hoặc có trường hợp to như quả chanh. Đặc biệt bên trong mụn có nhọt, có cảm giác đau, nhiều bé mụn nhọt ở mông sưng to dẫn đến phát sốt, nếu không xử lý sớm thì vi khuẩn sẽ tấn công máu gây nhiễm trùng huyết.
Trẻ bị mụn ở mông bôi thuốc gì?
Khi bé nổi mụn nhọt ở mông thì cha mẹ cần phải đưa con tới gặp bác sỹ để kiểm tra, thăm khám để được tư vấn điều trị một cách tốt nhất. Sau khi nắm được tình trạng bệnh cụ thể bác sỹ sẽ kê đơn thuốc, bác sỹ sẽ chỉ định nên bôi thuốc gì, dùng như thế nào, liều lượng ra sao, bôi trong bao nhiêu ngày… để đem lại hiệu quả và an toàn cho bé.
Nói cách khác cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc bôi nào để bôi lên nhọt cho con. Nhiều trường hợp khi thấy con mọc mụn nhọt ở mông đã tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi đã vô tình khiến tổn thương nặng hơn hoặc gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của bé. Đó là chưa kể thuốc có đảm bảo chất lượng hay không, có chứa thành phần tốt cho da của trẻ không.
Xem thêm: Cách trị mụn nhọt ở háng ở trẻ nhỏ
Nói tóm lại dùng thuốc bôi là cách trị mụn nhọt ở mông nhanh và hiệu quả nhưng chỉ nên dùng dưới sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa da liễu. Ngoài ra nếu như số lượng mụn ít thì mẹ có thể chọn mua một số loại thuốc bôi chuyên dành cho bé yêu như thuốc bôi Fucidine, Eosine có chứa thành phần là Benzoyl Peroxyl, tinh dầu trà xanh và tinh dầu tràm… được xem là an toàn cho làn da của trẻ.
>>> Xem thêm: Da trẻ nổi nhiều mụn như rôm
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông cho trẻ:
+ Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da mông của bé, lau khô rồi mới thoa thuốc lên da.
+ Không được bôi thuốc khi da của bé ướt, có dính phân hoặc nước tiểu.
+ Khi bôi cần nhẹ nhàng, bôi đúng vào vị trí của nốt mụn nhọt.
+ Cha mẹ nên tranh thủ lúc con ngủ để bôi thuốc sẽ giúp tăng tác dụng của thuốc.
+ Nếu đã dùng thuốc bôi thì tuyệt đối không dùng phấn rôm hoặc các loại thuốc khác để bôi lên mụn nhọt của bé, kể cả là các loại nước lá tắm.
+ Với trường hợp mụn đã lở loét hay vỡ thì không dùng thuốc bôi.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì các mẹ cũng cần chú ý tới các vấn đề sau để con mau chóng hết mụn, sớm trở lại sinh hoạt bình thường:
– Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội. Nhất là vùng da mông thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu thì cần phải rửa sạch sau mỗi lần bé đi phân để tránh nhiễm trùng.
– Nên hạn chế đeo bỉm cho bé, thỉnh thoảng có thể bỏ bỉm khoảng vài tiếng để giúp vùng da mông được thông thoáng, đó cũng là cách trị mụn ở mông cho bé rất hiệu quả.
– Không cho bé dùng tay gãi lên vùng mụn nhọt, cắt móng tay và vệ sinh tay cho con.
– Vệ sinh sạch sẽ nơi bé nằm, nhất là chăn ga gối đệm, quần áo để tránh vi khuẩn xâm nhập phát triển mạnh hơn.
Đăng bởi: http://benhmunnhot.com/
3 comments
Pingback: Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn nhọt ở trẻ
Pingback: Cách trị mụn nước ở chân cho trẻ hiệu quả
Pingback: Hướng dẫn chi tiết cách trị mụn bọc tại nhà hiệu quả nhanh bất ngờ